Đặc tính tổng quát Xã_của_Pháp

Thuật từ tiếng Pháp commune xuất hiện vào thế kỷ 12 có nguồn gốc từ tiếng Latinh Trung đại communia, có nghĩa là một tập hợp lớn gồm những người chia sẻ chung cuộc sống; và từ tiếng Latin communis, có nghĩa là vật dụng chung góp.

Về hình thức và chi tiết, xã của Pháp tương đương xã của Việt Nam Cộng hòa. Chúng cùng là các đơn vị hành chính bên dưới tổng và quận theo thứ tự vừa kể (về sau Việt Nam Cộng hòa bỏ đi đơn vị tổng) và không phân biệt nông thôn hay thành thị. Có một số xã thành thị (hay gọi tắt là thị xã) trở thành tự trị, không còn phụ thuộc vào bất cứ tổng và quận nào cả và khi đó có địa vị tương đương tỉnh. Ví dụ thành phố Paris của Pháp cũng như Đà Nẵng của Việt Nam Cộng hòa đều là các (thị) xã tự trị có địa vị tương đương tỉnh.

Tổng số xã

Cho đến ngày 1 tháng 1 năm 2012, có khoảng 36.700 xã tại Pháp trong số đó có 36.571 xã tại Chính quốc Pháp và 129 xã hải ngoại.[3][4] Con số này được xem là khá cao so với bất cứ các quốc gia châu Âu khác. Điều đặc biệt này được giải thích một cách chi tiết trong đoạn nói về lịch sử bên dưới. Nói tóm lại, xã của Pháp vẫn còn phản ánh sự phân chia nước Pháp thành các làng hay giáo khu vào lúc xảy ra cuộc cách mạng Pháp hơn hai trăm năm về trước...

Sự biến đổi tổng số xã:[5]

Thời gianChính quốc Pháp(1)Pháp hải ngoại(2)
Tháng 3, 186137.510n/a
Tháng 3, 186637.548n/a
Tháng 3, 192137.963n/a
Tháng 3, 192637.981n/a
Tháng 3, 193138.004n/a
Tháng 3, 193638.014n/a
Tháng 1, 194737.983n/a
Tháng 5, 195438.000n/a
Tháng 3, 196237.962n/a
Tháng 3, 196837.708n/a
Tháng 1, 197137.659n/a
Tháng 2, 197536.394n/a
Tháng 1, 197836.382n/a
Tháng 3, 198236.433211
Tháng 3, 198536.631211
Tháng 1, 199036.551212
Tháng 1, 199936.565214
Tháng 1, 200036.567214
Tháng 1, 200136.564214
Tháng 1, 200236.566214
Tháng 1, 200336.565214
Tháng 1, 200436.569214
Tháng 1, 200536.571214
Tháng 1, 200636.572214
Tháng 1, 200736.570214
Tháng 1, 200836.569212

(1) Trong phạm vị địa giới hiện thời của Chính quốc Pháp từng tồn tại giữa năm 1860 và 1871 và từ 1919 đến nay.
(2) Trong phạm vị hiện thời của lãnh thổ hải ngoại của Pháp mà vẫn không thay đổi từ khi New Hebrides độc lập vào năm 1980.

Bản đồ 36.569 xã của Chính quốc Pháp.

Theo thông lệ, toàn bộ lãnh thổ Cộng hòa Pháp được chia thành các xã, thậm chí các vùng núi hay rừng không có người ở. Điều này khác hẳn một số quốc gia khác như Hoa Kỳ là nơi các khu chưa hợp nhất được quản lý trực tiếp bởi quận hay chính quyền cấp cao hơn. Có một vài ngoại lệ:

Hơn nữa, hai vùng không có cư dân đều không có đơn vị xã:

Diện tích bề mặt của một xã tiêu biểu

Tại Chính quốc Pháp, diện tích trung bình của một xã vào năm 2004 là 14,88 kilômét vuông (5,75 sq mi). Diện tích trung vị của các xã Chính quốc tại Pháp (theo thống kê năm 1999) thậm chí còn nhỏ hơn ở mức 10,73 kilômét vuông (4,14 sq mi). Diện tích trung vị là cách đo lường tốt hơn về diện tích của một xã tiêu biểu tại Pháp.

Diện tích trung vị này nhỏ hơn diện tích trung vị của đa số các quốc gia châu Âu. Tại Ý, diện tích trung vị của xã (comuni) là 22 km2 (8,5 sq mi); tại Bỉ là 40 km2 (15 sq mi); tại Tây Ban Nha là 35 km2 (14 sq mi); và tại Đức, phần lớn các bang có đơn vị xã với diện tích trung vị trên 15 km2 (5,8 sq mi).Thụy Sĩ và các bang Rheinland-Pfalz, Schleswig-Holstein, và Thüringen tại Đức là những nơi duy nhất tại châu Âu có các xã với diện tích trung vị nhỏ hơn tại Pháp.

Xã thuộc các tỉnh hải ngoại như RéunionGuyane thuộc Pháp thì lớn so với tiêu chuẩn Pháp. Thông thường, đơn vị xã bao gồm vài làng hay thị trấn với khoảng cách khá lớn giữa chúng. Tại Réunion, sự bùng nổ nhân khẩu và đô thị hóa đã khiến một xã tách ra thành các đơn vị hành chính khác nhau.

Dân số của một xã tiêu biểu

Dân số trung vị của các xã tại Chính quốc Pháp tính đến lần điều tra dân số năm 1999 là 380 cư dân. Đây cũng là con số rất nhỏ so với dân số xã tại các quốc gia tại châu Ấu. Tại Ý dân số trung vị của một xã vào năm 2001 là 2.343 cư dân, Bỉ là 11.265 hay Tây Ban Nha là 564 cư dân.

Dân số trung vị được nêu ra ở đây không thể che giấu sự thật rằng có sự khác biệt cực kỳ lớn giữa các xã. Như đã có nói ở phần đầu giới thiệu, một xã của Pháp có thể là một thành phố vài triệu người như Paris, một thị trấn vài ngàn người, hay chỉ là một làng nhỏ vài chục người. Điều mà dân số trung vị cho chúng ta biết là đa số các xã của Pháp chỉ có dân số vài trăm người; nhưng cũng có một số ít xã có dân số rất cao hơn thế.

Tại Chính quốc Pháp, có 20.982 xã có ít hơn 500 cư dân, chiếm 57,4% tổng số xã. Trong 20.982 xã này, chỉ có khoảng 4.638.000 cư dân đang sinh sống trong đó hay khoảng 7,7% tổng dân số Chính quốc Pháp. Nói cách khác, chỉ có 7,7% dân số Pháp sống trong 57,4% số xã trong khi đó 92,3% dân số tập trung trong 42,6% số xã còn lại.

Tổ chức và địa vị của các xã

Mặc dù có khác biệt về dân số nhưng mỗi (thị) xã của Cộng hòa Pháp đều có một xã (thị) trưởng và một hội đồng (thị) xã. Hội đồng (thị) xã được bầu lên cho một nhiệm kỳ 6 năm và có ít nhất 9 thành viên. Xã (thị) trưởng vừa là chủ tịch hội đồng (thị) xã vừa là đại diện chính phủ trung ương tại xã[1]. Cả xã trưởng và hội đồng xã cùng đều hành xã của mình trong cùng một tòa nhà hành chính xã với quyền lực thật sự như nhau, không kể diện tích của xã to nhỏ bao nhiêu (với thành phố Paris thì là đều cá biệt duy nhất, ví dụ lực lượng cảnh sát thành phố nằm trong tay chính phủ trung ương, chớ không phải trong tay thị trưởng Paris). Địa vị tương đồng như thế giữa các xã là một di sản rõ ràng của cuộc Cách mạng Pháp, muốn tránh xa khỏi tính cá biệt cũng như địa vị địa phương quá khác xa nhau mà từng tồn tại trong vương quốc Pháp.

Luật pháp của Pháp có nêu rõ một số lãnh vực về luật hành chính cho vô số loại xã lớn nhỏ khác nhau. Tổng số nhân sự của hội đồng xã, phương pháp bầu hội đồng, mức lương tối đa cho xã trưởng và phó xã trưởng, các mức giới hạn về tài chính dành cho tranh cử (trong số nhiều thứ khác nữa) đều tùy thuộc vào mức dân số mà xã đó được xếp loại.

Kể từ luật định năm 1982, ba thị xã Pháp có địa vị đặc biệt được phân chia thấp xuống nữa thành các quận nội thị: chúng là Paris, Marseille, và Lyon. Quận nội thị là đơn vị hành chính duy nhất nằm dưới cấp xã tại Cộng hòa Pháp nhưng chỉ tồn tại trong ba thị xã vừa kể. Xin đừng lầm lẫn các quận nội thị này với đơn vị quận cấp dưới tỉnh vì các xã của Pháp được xem là các thực thể có tư cách pháp nhân trong khi các quận nội thị thì ngược lại không có tư cách pháp lý chính thức nào và cũng không có ngân sách riêng của mình.

Quyền lợi và trách nhiệm của xã được ghi rõ trong Code général des collectivités territoriales (CGCT) là văn bản thay thế Code des communes (trừ các vấn đề về nhân sự).[6][7]

Liên quan

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Xã_của_Pháp http://www.britannica.com/EBchecked/topic/215768/F... http://big.chez.com/lpcornu/servstats01.htm http://www.lescommunes.com http://www.lescommunes.com/ http://www.dgcl.interieur.gouv.fr/donneeschiffrees... http://www.insee.fr/fr/bases-de-donnees/esl/compar... http://www.insee.fr/fr/methodes/default.asp?page=n... http://www.insee.fr/fr/methodes/nomenclatures/cog/... http://www.insee.fr/fr/methodes/nomenclatures/zona... http://www.ladocumentationfrancaise.fr/dossiers/in...